Công nghệ bluetooth từ lâu đã là chuẩn kết nối không dây mang tầm phổ biến, được trang bị trên hầu hết các thiết bị thông minh như smartphone, tablet, laptop, tai nghe, loa, TV,...Công nghệ bluetooth sẽ giúp bạn truyền dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác một cách dễ dàng, hoặc phát âm thanh từ smartphone, tablet,...đến các hệ thống âm thanh khác nhau, trong đó
tai nghe bluetooth được người dùng sử dụng nhiều nhất. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, việc đeo tai nghe bluetooth thường xuyên, hoặc bật bluetooth sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là não bộ của bạn. Những thông tin như vậy liệu có đúng không? Cùng điểm qua một số quan niệm mà rất nhiều người dùng lầm tưởng về việc sử dụng bluetooth và cách dùng tai nghe bluetooth hiệu quả.
Bật bluetooth nhiều sẽ nhanh hao pin
Điều này hoàn toàn đúng với những chiếc smartphone đời đầu. Thiết bị sẽ tốn một lượng pin khá lớn vì khi bật bluetooth lên thì thiết bị sẽ luôn dò tìm các kết nối xung quanh mà không hề nghỉ ngơi. Tuy nhiên với chuẩn kết nối bluetooth 4.0 trở lên sẽ được trang bị thêm module LE (Low Energy). Module này sử dụng một công nghệ khác để dò tìm các thiết bị bluetooth xung quanh nhưng không làm tiêu tốn nhiều năng lượng như những chuẩn bluetooth cũ. Nếu kết nối smartphone của bạn với một chiếc loa hay tai nghe không dây có bluetooth LE thì thiết bị sẽ không sử dụng năng lượng khi không có bản nhạc nào được phát.
Cụ thể, lượng điện tiêu thụ của bluetooth LE đã được tối ưu giảm xuống một nửa (thậm chí là nhiều hơn) so với bluetooth thế hệ cũ. Một chiếc
loa bluetooth cũ có thể tiêu thụ đến 1W nhưng với chuẩn LE thì con số trên chỉ là 0.01W đến 0.5W mà thôi.
Bluetooth chỉ kết nối được trong phòng nhỏ
Nhiều người dùng lầm tưởng rẳng sóng bluetooth chỉ có thể kết nối trong phạm vi 10m. Tuy nhiên, trên thực tế nó được chia làm 3 phần nhỏ khác nhau tương ứng với khả năng kết nối khác nhau:
Bluetooth Class 3 có phạm vi kết nối nhỏ hơn 10 mét.
Bluetooth Class 2 có phạm vi kết nối trong khoảng 10 mét.
Bluetooth Class 1 có phạm vi kết nối trong khoảng 100 mét.
Các thiết bị đạt chuẩn Bluetooth Class 1 hầu hết đều cần cấp nguồn khi sử dụng hoặc yêu cầu thiết bị phải có nguồn pin đáng kể. Hầu hết các thiết bị di động hiện nay đều dùng Bluetooth Class 2 hoặc Class 3. Tuy nhiên, 10 mét chỉ là con số lý thuyết còn trên thực tế nếu không có sự ngăn cản nào thì phạm vi kết nối có thể xa hơn.
Sóng bluetooth gây hại cho sức khỏe
Về cơ bản, sóng không dây bluetooth chính là loại sóng điện từ thông thường cũng giống như các loại sóng di động, tivi, FM… vẫn luôn tồn tại quanh ta mỗi ngày vì thế nó có thể xem là an toàn. Lượng bức xạ phát ra tương đương với năng lượng tiêu thụ và một thiết bị đạt chuẩn bluetooth Class 1 có công suất tối đa 100mW, song thực chất nó hiếm khi đạt đến mức độ đó. Thực tế, hầu hết các thiết bị bluetooth đều có công suất 1mW.
Bạn có thể hiểu đơn giản, hầu hết những chiếc điện thoại thông thường hoạt động ở công suất từ 1000mW đến 2000mW khi dùng 3G hoặc 4G. Chính vì vậy mà khi bạn sử dụng điện thoại thì cần tránh trường hợp đưa điện thoại lên gần não nghe quá lâu hoặc để điện thoại trong túi quá gần tim hoặc bộ phận sinh dục. Nhất là trong trường hợp điện thoại ở tình trạng pin yếu. Khi pin yếu nó gây ra bực xa lớn gấp hàng nghìn lần so với bình thường. Còn đối với tai nghe bluetooth, hoạt động ở tần số thấp và khoảng cách ngắn nên tai nghe bluetooth cần một nguồn năng lượng rất bé, bé hơn cả ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy nên nó hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. Bạn có thể sử dụng tai nghe bluetooth cả ngày mà không sợ nguy hiểm do sóng điện tự gây ra. Vì vậy, không thể khẳng định sử dụng tai nghe bluetooth là hoàn toàn an toàn hay hoàn toàn có hại, nhưng sử dụng một chiếc tai nghe bluetooth sẽ tốt hơn thay vì tiếp xúc trực tiếp với sóng bức xạ khi nghe điện thoại.